Kinh nghiệm Crypto (phần 8): TIP NÂNG CAO TÂM LÝ GIAO DỊCH TRONG TRADING VÀ ĐẦU TƯ (P1)

Chào tất cả anh chị em, hôm nay mình xin viết một bài về “Tâm lý giao dịch” thứ mà ít ai chia sẻ. Nếu ai đã có trải nghiệm nhiều trên thị trường thì đây có lẽ sẽ là yếu tố quan trọng thiết yếu nhất ảnh hưởng tới kết quả đầu tư của chúng ta.

Gặp ai cũng nói tâm lý là quan trọng, nhưng ít ai nói làm sao để cải thiện được tâm lý một cách ổn định và nhất quán trong việc đầu tư cả? Vì sao lại ít nguồn nói về vấn đề này, vì tâm lý là trạng thái cảm xúc, mà cảm xúc thì chỉ có những người trải qua rồi mới hiểu, vì thế đây là phần liên quan đến trải nghiệm riêng bản thân của mỗi người, không ai giống ai nên không thể nói hết được. Và vì sao Thị trường lại có tính Chu kỳ vì thị trường được tạo lập bởi con người, mà đã là con người thì luôn có cảm xúc, và khi cảm xúc lặp lại thì tạo ra kết quả tương ứng.

Bài này mình sẽ chỉ ra những tâm lý chung kể cả người mới hay người đã từng trải đều sẽ như sau:

Bị lùa gà bởi Hiệu ứng hào quang

“Chúng ta có xu hướng chỉ nghe những điều mà ta muốn nghe, và cũng chỉ thấy những điều mà người ta muốn cho ta thấy”.

Có phải phần lớn mọi người lúc đầu biết đến đầu tư vào thị trường tài chính: chứng khoán, crypto bởi sự hào nhoáng của người khác, thấy bạn bè đăng story khoe lãi, thấy ông này bà kia mua nhà đổi xe nhờ chơi coin,....hoặc đọc báo xem tin tức lướt tik tok thấy những Kols khoe siêu xe, hàng hiệu trên facebook, hoặc những lệnh future vài ngàn %,...

Khi mắc phải hiệu ứng hào quang (halo effect), ta dễ rơi vào tình trạng “thương ai thương cả đường đi lối về” và nhắm mắt bỏ qua khuyết điểm của họ. Chúng ta thích nghe những châm ngôn đạo lý về cuộc đời và khát vọng làm giàu, và thấy những vẻ hào nhoáng bên ngoài, chân ướt chân ráo bước chân vào thị trường với ước mơ đổi đời.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm Crypto (phần 7): TIP SĂN HÀNG KHI BTC DUMP

Thực sự thần tượng một người chẳng có gì sai trái quá, nhưng sẽ sai khi ta thần tượng một cách mù quáng, thấy là tin mà chưa kiểm chứng. Thực chất chúng ta thần tượng một người nào đó, là vì chúng ta yêu quý những “PHẨM HẠNH” giá trị tốt đẹp của người đó, chứ không phải tất cả những thứ thuộc về họ. Nên chỉ dựa vào việc ấn tượng ban đầu sẽ dẫn đế những hành vi, và kết quả không hay.

Vào năm 2019, mình có biết đến những người tự nhận là “Triệu phú đô la” rồi lên mạng chia sẻ về sách, khóa học làm giàu, sau đó rồi đi hội thảo, và nói về công nghệ Blockchain sẽ thay đổi thế giới, và sự tăng giá của Bitcoin, “nếu các bạn muốn đổi đời hãy tìm BTC thứ 2” và giới thiệu luôn một dự án shitcoin, scam Đa Cấp (MLM của nước ngoài) sẽ xóa bỏ ngôi vị số 1 của BTC. Suốt ngày trên profile là những đạo lý: “Tâm ở đâu tầm ở đó”, sử dụng Sức mạnh tiềm thức, Luật hấp dẫn để đạt được mục tiêu, các đội nhóm khoe nhà khoe xe, đi du lịch 5 châu 4 biển.

Sau một hồi tìm hiểu, thì thực sự những thứ đó chỉ dự án nước ngoài nó tài trợ cho các Leader để lùa gà, ai có nhiều khách càng được dự án thưởng, nó xem như đó là một khoản chi phí để marketing, và người này mượn lại đồ của người kia chụp đi một cái hình, một khung cảnh, một cái xe chỉ khác mỗi cái mặt.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm Crypto (phần 4): TIP CHỐT LỜI VÀ TRÁNH ĐU ĐỈNH

Còn mấy ông mà khoe lãi chứng khoán thì suốt ngày lấy tài khoản của khách để lùa gà, hôm nay lấy của khách này, ngày mai khách khác mua hết mã này đến mã khác. Mấy ông trade forex thì đánh demo, hoặc khôn hơn thì dùng 2 tài khoản real để đánh ngược nhau, một cái buy, một cái sell, tài khoản nào lãi vài trăm, vài nghìn đô, thì lấy cái đó đi lùa gà, mở khóa học về trading, vào room vip bán tín hiệu. Mấy ông future khoe vài nghìn % thì đi volume chắc 1U, chẳng bao giờ show PNL tổng lịch sử giao dịch, chứ để link ref mở tài khoản, room tín hiệu lùa gà rồi lấy tiền đó mua nhà mua xe (lại lấy phương tiện để lùa gà tiếp, lứa này đến lứa khác).

Nói chung những người tự kiếm ăn được sẽ không phí thời gian đi bòn từng đồng tạo group vip, bạn tự ngẫm nghĩ cho kỹ nhé!

Nhưng tóm lại thì tất cả cũng chỉ là xác suất, trong những người đó, sẽ luôn có những người có tâm và có tài thật sự, mà mình cũng học hỏi từ những người thầy trong thị trường rất nhiều, và cực kỳ biết ơn những gì họ chia sẻ về tư duy, phương pháp, và dạy cả cần câu để kiếm tiền (còn kiếm được hay không đó là tùy vào năng lực của mỗi người, người ta chỉ đường là may lắm rồi). Nói chung nhìn thì nhìn tổng quan, follow ai đó thì lắng nghe nhiều phía, đọc tiểu sử người ta cho rõ, nếu như ngày đó chẳng vội tin, thì chẳng có ai phải bội tín.

"Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật"

Đừng tin vào bất kỳ điều gì nếu chưa có đủ dữ liệu để kiểm chứng.

2. Tâm lý bầy đàn

“Hiệu ứng bầy đàn” có tính rất tản mạn, bình thường khi ở bên nhau, động vật thường xuyên chen lấn, xô đẩy, nhưng khi “con đầu đàn” hành động, các “con khác” cũng không suy nghĩ mà hùa theo ngay, bất chấp phía trước có thể có “sói” đang rình rập. Chính vì vậy, “hiệu ứng bầy đàn” là thuật ngữ được dùng để chỉ tâm lý hùa theo đám đông, tâm lý đám đông rất dễ dẫn đến mù quáng khiến người ta bị rơi vào những trò lừa bịp hoặc gặp thất bại.

Khi tham gia đầu tư, hiệu được tâm lý đám đông nhà cái sẽ lợi dụng tâm lý bầy đàn để tung tin thao túng thị trường “Mua tin đồn, bán sự thật”, ví dụ kinh điển được trích trong cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ” về sự chi phối thông tin của các tài phiệt như thế nào?

“Ngày 18 tháng 6 năm 1815, trận Waterloo diễn ra ở Bỉ. Đó không chỉ là cuộc quyết đấu sinh tử giữa hai đoàn hùng binh của Napoleon và Wellington mà còn là canh bạc lớn của hàng vạn nhà đầu tư, kẻ thắng sẽ giàu có vô biên, còn kẻ thua sẽ trắng tay, mất nghiệp. Nếu nước Anh thất bại thì giá trái phiếu của xứ sở sương mù sẽ rớt xuống đáy vực; còn nếu thắng, trái phiếu của quốc gia này sẽ tăng giá ngút trời xanh.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm Crypto xương máu của KOL (phần 2)

Đến chạng vạng tối, kết cục thất bại của Napoleon đã an bài. Một nhân viên chuyển thư nhanh của Rothschild đã ngay lập tức về báo cho Nathan Rothschild tiến về Sở giao dịch chứng khoán Anh với vẻ mặt lạnh ngắt, ai cũng hồi hộp lo lắng bắt đầu bán tháo trái phiếu. Và ông cho người tung tin thét lên rằng “Rothschild đã biết rồi!”, “Rothschild đã biết rồi!“, “Wellington đã thất bại?”. Tất cả mọi người có mặt ngay lập tức hoảng loạn như bị điện giật. Cuộc bán tháo trái phiếu cuối cùng đã trở nên hỗn loạn. Trong lúc mất hết lý trí, người này đã bắt chước người kia tạo nên một kiểu hành vi tự phát. Mỗi người đều muốn bán tống bán đổ những trái phiếu trong tay vốn đã không còn chút giá trị, cố vớt vát được gì hay nấy. Sau mấy giờ bán đổ bán tháo như vậy, trái phiếu của Anh đã chất đầy thành đống như đống rác, giá trị mệnh giá công trái chỉ còn lại 5%(6). Nathan lúc này vẫn thản nhiên ngồi quan sát tất cả những diễn biến xảy ra. Ngay lập tức, các tài phiệt dòng họ Rothschild bắt đầu mua vào bằng hết những công trái Anh có trên sàn.

Người đưa tin về thông báo chính thức đại quân của Napoleon đã thất bại hoàn toàn sau trận đánh suốt 8 giờ, nước Pháp đã tiêu rồi!

Và chỉ cần biết thông tin trước 1 ngày, Nathan đã kiếm được một lượng tiền gấp 20 lần so với tổng số của cải mà Napoleon và Wellington có được từ mấy chục năm chiến tranh! Trận Waterloo đã biến Nathan trở thành chủ nợ lớn nhất của chính phủ Anh để từ đó chi phối quyền phát hành công trái của nước này.”

Như Tỷ phú lươn Elon Musk mồm thì bảo có bàn tay kim cương, hold hold, còn tay thì sút 75% lượng BTC . Đăng tweet bảo chắc bán bớt cổ phiếu để đóng thuế, giúp ích cho quốc gia, cho cộng đồng vote luôn, biết câu trả lời 95% là yes rồi, thực chất cũng chỉ để mị dân, tháng 11 đăng cho vote mà tháng 9 đã bán trước rồi. Hôm trước bảo là chuẩn bị mua lại Twitter, nhưng hôm sau thì lại chê, không mua nữa, bán bớt Tesla để chuẩn bị cho vụ kiện (nói chung anh thích thoái vốn là quyền của anh không ai cản được, nhưng những màn lươn lẹo của chúa tể Lươn Elon Musk giúp ta thấy sao mà tin được những gì truyền thông nói).

Nói chung đọc tin tức cũng để tham khảo thôi, khi tin ra thì nó đã phản ánh hết vào giá, ngày xưa đọc báo để có kiến thức, thời nay có kiến thức mới đọc được báo.

Nghe theo kèo của các KOL, mình có biết người bạn từng tham gia group vip để đánh future, lúc đó cũng là người mới chưa biết gì, vào xin tín hiệu, mà bật điện thoại 24/7 chờ tiếng chuông “ting” lên là để vào lệnh, kiểu ăn chực vậy, nhưng chưa kịp vào thì giá đã đi xa, vào thì không ăn được bao nhiêu, cái kết cuối cùng cũng là cống sạch cho chủ sàn, và lặng người, trầm cảm và suy nghĩ tự tử, sau một thời gian mới bình tâm trở lại. (Nói chung ông nào thích thì cứ đâm đầu, nhưng phần lời đều có chung một cái kết).

Nguy hiểm nhất thì là theo kèo bạn thân, người quen, bởi như này ví dụ về mảng chứng khoán chẳng hạn nhiều người có thông tin nội bộ công ty biết trước được BCTC tốt xấu ra sao, báo cho ae bạn bè vào mua trước, một lần lướt lát 20-30%, lúc đầu thì vào thử vài chục vài trăm triệu, đến kèo thứ 5 thứ 6, vì đã quá tin tưởng rồi, nghe đứa bạn bảo kèo này chắc lắm rồi, thế là đến ngân hàng cắm luôn sổ đỏ all-in, đúng cái lúc ông chủ tịch chơi xấu, tung tin, thoái vốn xả lên đầu ae, đây gọi là đi đêm có ngày gặp ma (ăn thì không được nhiều mà mất thì mất cả gia tài).

Rồi kiểu dạo này thấy coin nó tăng quá, có nào ngon không báo anh với, thế con abc, xyz ngon lắm, thế là nạp tiền luôn vào sàn và không còn đường về. Hoặc anh em crypto chơi với nhau làm dự án này dự án kia, quen đội MM, có được big news, rồi ae call nhau vào all-in, đôi khi chỉ chơi xổ số trên dex, đôi khi lại đi vốn lớn, và đến lúc MM gãy cánh thì ae dắt nhau đi bụi (và trên thị trường này chẳng có gì là không thể xảy ra cả).(Share kèo nguy hiểm lắm, lúc ăn không chắc nhớ lời cảm ơn, chứ lúc mất tới công chuyện rồi đấy, mất tiền là còn mất ít, chứ mất tình cảm là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả).

3. Tâm lý FOMO đu đỉnh, FOBI chốt non, FOBO tiếc nuối.

• Fomo (Fear Of Missing Out: Sợ bỏ lỡ): Chính là trạng thái mà một tài sản đang trong thời kỳ mang lại nhiều lợi nhuận và sự tăng giá cho bạn, nhưng bạn lại chưa sở hữu nó. Lúc này tâm lý mua vào của bạn sẽ mạnh hơn, bạn đưa ra quyết định mua tài sản vì sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội hiếm có. Cảm xúc lấn át lý trí có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Các nhà đầu tư có tâm lý Fomo thường dễ bị rơi vào trạng thái đu đỉnh.

• Fobi (Fear Of Being Invested): Fobi trong đầu tư đó chính là đại diện cho tâm lý sợ hãi và chốt sớm, ăn non của các nhà đầu tư. Việc chốt quá sớm thì bạn sẽ có được một khoản lời nhỏ nhưng có thể bỏ lỡ mất những vùng giá đỉnh của tài sản.

Các nhà đầu tư không thể đạt được trạng thái mong muốn cao nhất về lợi nhuận vì tâm lý Fobi. Tâm lý này thường do các nhân tố từ bên ngoài tác động vào là chính hoặc do sự sợ hãi từ bên trong của chính nhà đầu tư.

• Fobo (Fear of better options): Khi đầu tư thì con người luôn mong muốn tối đa hóa lợi nhuận vì vậy họ luôn không ngừng tìm kiếm giải pháp tốt nhất. Điều này vô hình chung đặt những nhà đầu tư vào trạng thái không ngừng tìm kiếm giải pháp tốt hơn, lựa chọn tốt hơn và cuối cùng lại không thể đưa ra lựa chọn vì phân vân, dẫn tới tốn thời gian và bỏ lỡ cơ hội.

Những nhà đầu tư có tâm lý Fobo thường hay bỏ lỡ các cơ hội đầu tư tốt và luôn cảm thấy hối tiếc vì điều đó.

Khi chưa lên thuyền thì ta có xu hướng Sợ lỡ tàu dân đến những quyết định vội vàng và hấp tấp rất dễ đu phải đỉnh.

Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm Crypto xương máu của KOL (phần 1)

Còn lúc ở trên tàu rồi thì những cơn sóng lên xuống rung lắc khiến ta chỉ muốn nhảy ra khỏi tàu càng sớm nhất càng tốt nhưng sẽ đối mặt với 2 loại cảm xúc thường trực là Hy vọng và Sợ hãi, nên ví dụ tài khoản âm thì gồng lỗ rất giỏi bởi luôn có hy vọng được về bờ, và không chấp nhận mình sai, cắt lỗ để bảo toàn vốn, nền gồng lỗ đến vô cực, đến khi cháy sạch mới thôi. Lúc mới lãi được một chút thì tâm lý lại bất an, sợ mất đi khoản tiền lãi chỉ mong chốt sớm để thoát khỏi tàu cho nhẹ nhõm. Và còn kiểu đứng núi này trông núi nọ, thấy con khác tăng mạnh quá, con mình hold thì cứng lình xình nặng mông không lên nổi, muốn nhảy qua tàu khác để nắm lấy cơ hội, cái thời điểm nhảy tàu cũng là lúc coin bắt đầu tăng giá.

Sau khi xuống tàu rồi, nếu giá đi theo hướng mình dự đoán, thì bảo thấy chưa, mình giỏi quá mà chốt phát là sập luôn dễ sinh ra tự mãn, còn giá đi ngược hướng mình đoán, hoặc thấy coin khác tăng thì lại tiếc nuối, ước gì, giá như,....sau thấy những người xung quanh khoe lãi nhiều quá, lại tiếp tục FOMO nhảy vào đu giá cao hơn, đến lúc giá sập, vì bản thân quá tự tin bởi chốt non được vài lệnh, nên vào DCA giá xuống, thế là nó đi về lòng đất luôn.

=>Người mới thường chết vì FOMO mua khi tăng giá mạnh, do thiếu kiến thức, trải nghiệm trên thị trường và đu phải đỉnh.

Còn người cũ chết vì FOMO bắt sóng hồi, DCA khi giá xuống, do quá tự tin vào bản thân, dễ sinh ra tự mãn dễ gặp phải thất bại .

Theo mình tâm lý phổ biến như thế này xuất hiện ở tất cả những tham gia thị trường, nhưng tại sao người ta có thể chiến thắng được những cảm xúc nhất thời này.

  • Đơn giản đầu tiên là Vị thế, ví dụ người ta là quỹ, cá mập khi có vị thế người ta rất khó bị sóng đánh chìm, còn người vay nợ rồi không có thu nhập ổn định rất khó để sinh tồn trong cái thị trường này (vì thời gian là thứ lấy đi rất nhiều thứ).
  • Thứ 2 là thời điểm, những người chọn thời ra khởi đẹp biển lặng, nước ấm, thì sẽ bắt được nhiều cá, và những ai tham gia lúc uptrend thời gian chờ đợi của họ cũng ít hơn, tâm lý sẽ thoải mái hơn, mà không cần cố gắng nhiều (gọi là thời thế tạo anh hùng)
  • Thứ 3 là phương pháp làm sao để tìm được vị thế và thời điểm đẹp cốt lõi ở phương pháp đây chính điểm tựa cho mỗi người, nếu một người đã có phương pháp rõ ràng cho mình đã được kiểm chứng hàng trăm lần thì chỉ cần khi nào nó xảy ra đúng với hệ thống của họ thì họ sẽ hành động, không cần vội vàng hấp tấp gì cả (lúc này có năng lực tin vào chính mình). Có kế hoạch chiến lược để sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra, tất cả chỉ là xác suất, và luôn đặt giả định “Nếu…Thì….”.
  • Thứ 4 là việc quản lý vốn đây chính bức tường chắn bảo vệ bản thân tránh khỏi những sự cố bất ngờ có thể xảy ra bất cứ khi nào, miễn là còn sống, còn vốn, là còn cơ hội.

Đây chỉ là quan điểm và trải nghiệm cá nhân, và sẽ không ai giống ai, mình sẽ chia sẻ 4 điểm này kĩ hơn trong phần tiếp theo.

KẺ THÙ LỚN NHẤT ĐỜI NGƯỜI LÀ CHÍNH MÌNH

CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI NHẤT LÀ CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH


Nguồn: Cao Phạm Chí

Đăng nhận xét

Tin liên quan