NEAR coin là gì? Thông tin chi tiết về NEAR

NEAR coin là một trong những đồng tiền ảo ra mắt thị trường vào năm 2020 với những cải tiến độc đáo và còn được đem ra so sánh với đồng ETH. Cùng Sancointop.net đi tìm hiểu nhé.

NEAR coin là đồng tiền ảo được xây dựng trên hệ sinh thái NEAR Protocol, có tối đa 1 tỷ đồng NEAR được tạo ra và trong đó có 12% được bán cho cộng đồng. NEAR Protocol hoạt động trên thuật toán đồng thuận Proof-of-Stake và công nghệ Sharded (phân mảnh) giúp mạng lưới Blockchain có thể mở rộng vô hạn.

NEAR Protocol là một blockchain sử dụng hợp đồng thông minh đã ra mắt mạng của chính của nó vào tháng 4 năm 2020.

Một số thông tin cơ bản về NEAR Coin bạn cần phải biết:

  • Mã giao dịch: NEAR
  • Ngày lên sàn: 14/10/2020
  • Contract: 0x1fa4a73a3f0133f0025378af00236f3abdee5d63
  • Blockchain: NEAR Protocol
  • Total Supply: 1,000,000,000 NEAR
  • Circulating Supply: 859,137,943 NEAR

Phân bổ NEAR coin:

  • Community Grants, programs 17.20%
  • Core Contributors 14%
  • Operations Grants 11.40%
  • Backers 17.60%
  • Foundation Endowment 10%
  • Small Backers 6.10%
  • Early Ecosystem 11.70%
  • Community Sale 12%

Người sáng lập của NEAR Protocol

  • Alexander Skidanov (bên trái): Alex gia nhập Microsoft vào năm 2009 với tư cách là nhà phát triển phần mềm và sau đó gia nhập MemSQL vào năm 2011, nơi anh đã làm việc trong 5 năm với tư cách là Giám đốc kỹ thuật và nhà phát triển phần mềm cao cấp. Kể từ tháng 6 năm 2017, anh là người đồng sáng lập của Giao thức NEAR cùng với Ilia Polosukhin.
  • Illia Polosukhin (bên phải): Illia có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, trong đó có 3 năm làm việc tại Google với vị trí Giám đốc Kỹ thuật vào năm 2014. Hiện tại, anh đang làm việc với Near Protocol với tư cách là người đồng sáng lập từ năm 2017.

Ngoài ra, NEAR Protocol còn được xây dựng bởi một nhóm khoảng 200 cộng tác viên và hầu hết trong số họ đều có nhiều năm kinh nghiệm và từng làm việc cho các công ty công nghệ khổng lồ như Facebook, Google, Microsoft, Consensys, v.v.,

Những công nghệ nổi bật của hệ sinh thái NEAR Protocol

  • Công nghệ Sharding: giúp thực hiện lệnh nhanh hơn bằng cách phân phối tính toán trên nhiều phân đoạn song song đồng thời.
  • Sự đồng thuận cao: thuật toán mới Nightshade giúp cho mọi Node của NEAR đều có được sự đồng thuận cực cao.
  • Staking selection & Game theory: Mọi staker nếu muốn tham gia vào quá trình xác thực sẽ sử dụng một quy trình an toàn và ngẫn nhiên để lựa chọn. Điều này giúp cho việc phân phối không gian giữa các bên được tối ưu và cung cấp động lực cho các stalker có thể thực hiện các hành vi tốt nhất.
  • Tính ngẫu nhiên: Tính ngẫu nhiên mà NEAR đang sử dụng sẽ khiến mọi người không thể đoán trước được sẽ có gì thay đổi sắp tới.

Ưu nhược điểm của NEAR

Ưu điểm

  • Chi phí của NEAR thấp hơn gấp 10.000 lần so với Ethereum
  • Xây dựng một nền tảng dễ sử dụng và thân thiện với cả developer, end-user và validator.
  • Sự khác biệt giữa Sharding trong Polkadot/ETH 2.0 so với NEAR là Sharding trong NEAR không được thiết kế để tách biệt, rời rạc các Blockchain mà là “khối” trong mỗi khối, về mặt lý thuyết sẽ giúp ích cho khả năng tổng hợp.
  • Trình xác thực không phải tải xuống toàn bộ trạng thái của blockchain, do đó giảm yêu cầu phần cứng cho các Node.
  • Dễ dàng xây dựng các ứng dụng khách nhỏ gọn, tạo điều kiện phát triển ứng dụng khách thân thiện với thiết bị di động.
  • NEAR có khoảng thời gian không liên kết 24 – 36 giờ so với Cosmos là 3 tuần và Polkadot là 4 tuần
  • Lạm phát hàng năm của NEAR là 5%, có thể trở thành giảm phát nhờ vào cơ chế đốt phí tùy thuộc vào việc tăng mức sử dụng.

Nhược điểm

  • Tập trung quản trị là một mối lo ngại với NEAR khi quản trị của NEAR đang ở giai đoạn nửa chừng, và hiện tại chỉ những người xác nhận mới có thể bỏ phiếu cho các đề xuất.
  • 35% nguồn cung cấp mã thông báo được nắm giữ bởi những người trong cuộc, được kết hợp bởi quản trị một phần trên chuỗi, do đó việc đưa ra quyết định tập trung là một vấn đề.
  • Chưa có sự đột phá khiến nhà đầu tư bỏ nhiều tiền đầu tư vào nó
  • Bị ảnh hưởng bởi giá của Bitcoin và các đồng tiền ảo khác

Cách mua bán NEAR coin

Có khá nhiều sàn giao dịch tiền điện tử để bạn lựa chọn đầu tư vào đồng NEAR coin và trong số đó nổi trội là sàn Binance, Houbi, Coinbase, Kraken.

Trong số đó, sàn Binance là sàn giao dịch tiền điện tử được nhiều người lựa chọn bởi tính thanh khoản cao, tốc độ xử lý lệnh nhanh và uy tín hàng đầu thế giới.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn rút tiền Pi. Cách mua bán Pi trên sàn Binance, Houbi Kucoin, Pancake ? 

Ví lưu trữ đồng NEAR có những loại nào? Bạn có thể lựa chọn lưu trữ NEAR coin tại các ví như Binance Chain Wallet, Ledger, Trust Wallet, Math Wallet, Trezor, MetaMask…

Có nên đầu tư NEAR coin hay không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra đối với đồng tiền điện tử NEAR cũng như những đồng tiền ảo khác. Thực tế thìđầu tư vào tiền điện tử có rủi ro lớn mà không ai biết trước được tương lai sẽ ra sao. Ví dụ như diễn biến giá của NEAR coin phía trên bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy có lúc đồng NEAR coin lên 7 USD rồi sau đó vài tháng lại trở về mức 1,5 USD, chỉ trên mức khởi điểm một chút.

Mặc dù phí giao dịch của NEAR thấp hơn rất nhiều so với Ethereum, công nghệ lại có phần nổi trội hơn khi hướng tới sự thân thiện với người dùng nhưng những nhà đầu tư có thể vẫn chưa thực sự nhìn thấy một điểm nhấn thật ấn tượng khiến cho họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền vào nó. Nhìn chung thì đây vẫn được xem là một dự án có triển vọng nếu phát triển thành công.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng ví và kiếm sui token miễn phí mới nhất 2023

=> Tóm lại, Near coin có tiềm năng nhưng tiềm năng còn khá yếu, chưa nội bật. Tuy nhiên nếu đội ngũ phát triển của nó tìm ra được hướng đi độc đáo mới mà hấp dẫn được nhà đầu tư thì biết đâu sau đó nó lại bùng nổ thì sao?

Qua đây, mong rằng bạn đã hiểu NEAR coin là gì cũng như tương lai phát triển của đồng tiền kỹ thuật số này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn. Xin cảm ơn.

Đăng nhận xét

Tin liên quan