EOS (EOS) là gì? Toàn tập về tiền điện tử EOS Coin chi tiết

$4.2 tỷ USD là số vốn mà EOS đang kêu gọi được hồi tháng 06/2017 thông qua hình thức ICO. Đây vẫn là 1 con số kỷ lục khi raise funding (gọi vốn) đối với 1 dự án trong thị trường Cryptocurrency. Vì vậy, bài viết dưới đây cùng Sancointop.net đi tìm hiểu về EOS nhé.

EOS là gì?

EOS là một nền tảng Blockchain và Smart Contract cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapp) theo chiều ngang. Trong đó, các developers có thể phát triển các ứng dụng phân tán hiệu năng cao một cách hiệu quả. 

Đặc tính của EOS Blockchain là loại bỏ phí giao dịch và tốc độ giao dịch nhanh chóng. EOS được thiết kế cho thế giới thực, bao gồm cả các ứng dụng publics và private, có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu đa dạng khác nhau của các doanh nghiệp. 

Các ứng dụng xây dựng trên EOS Blockchain sử dụng các ngôn ngữ lập trình quen thuộc, giúp các developers có thể dễ dàng tiếp cận và xây dựng các sản phẩm của họ trên nền tảng EOS.

Website EOS: https://eos.io/

EOS Blockchain là gì?

Nhiều anh em thường bị nhầm lẫn giữa EOSIO, Block.one và EOS Blockchain, chúng có liên quan gì tới nhau? Trong phần này mình sẽ nói chi tiết về các tổ chức trên.

Block.one là gì?

Block.one là công ty công nghệ được đăng ký tại Cayman, chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ Blockchain hiệu năng cao. Các sản phẩm nổi bật của họ là Voice và EOS mà chúng ta sẽ nhắc tới trong bài viết này.

Bộ giải pháp EOSIO

Là 1 Blockchain nền tảng, EOS (EOSIO Blockchain) cung cấp 1 bộ giải pháp gồm các công cụ, mã nguồn,... cho các lập trình viên để họ có điều kiện tốt nhất trong việc xây dựng các ứng dụng Dapp, gồm có:

  • EOSIO Core: Cung cấp các block cơ bản để developers có thể tương tác và xây dựng trên Blockchain protocol của EOS, gồm có Nodes, Cleos và Smart Contract.
  • EOSIO Tools: Cung cấp bộ thư viện mã nguồn mở để hỗ trợ tốt nhất cho các developers có thể tham khảo và xây dựng các ứng dụng phi tập trung, gồm có: EOSTIO.CDT, bộ toolkit Ricardian, EOSJS, SDK, Demuk...
  • EOSIO Labs: Là 1 kho lưu trữ mà các developers có thể thử nghiệm và sử dụng chúng như bộ mã cơ sở, tiêu chuẩn để phát triển các Dapp của mình, gồm có EOSIS Explorer, Assert Mainifest Security Model, Webauthn Example App...

Với sự hỗ trợ trên và tập trung vào developers - những người trực tiếp tạo ra các ứng dụng cho người dùng cuối. Mục tiêu của EOS hay của Block.one là đem giải pháp Blockchain của họ tới nhiều người dùng hơn nữa, hướng tới mass adoption (được chấp nhận thanh toán và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới):

  • Mở rộng hơn: Nhiều ứng dụng DApp (ứng dụng phi tập trung) và thu hút nhiều người dùng hơn.
  • Developers: Sử dụng các công cụ do EOS cung cấp tốt hơn, phát triển ứng dụng DApp nhanh hơn.
  • Users (người dùng): Sử dụng ứng dụng nhiều hơn, trải nghiệm tốt hơn.
  • Enterprise (doanh nghiệp): Linh hoạt hơn và tuân thủ tốt hơn.

Cơ chế đồng thuận của EOS Blockchain

Dự án sử dụng cơ chế đồng thuận BFT-DPOS, cụ thể:

Delegated Proof of Stake (DPOS) - Bằng chứng ủy quyền cổ phần:

  • Đặc điểm của cơ chế này là các token holders có thể sử dụng đồng EOS coin của họ để bỏ phiếu chọn block producer thông qua hệ thống “Continuous Spproval Voting System” hay còn gọi là hệ thống bỏ phiếu phê duyệt liên tục.
  • Cụ thể, người nắm giữ EOS coin có thể ủy quyền “Delegated” thông qua bỏ phiếu vào các Block Producers. Nếu đủ số phiếu, các Producers này sẽ được tham gia sản xuất khối. Như vậy, nhiệm vụ của họ là làm sao để thuyết phục được mọi người voting cho mình.
  • Một số dự án khác cũng sử dụng cơ chế đồng thuận này như CyberMiles (CMT), Newton (NEW), Own Market (CHX),...

Byzantine Fault Tolerance (BFT) - Hệ thống chịu lỗi Byzantine

  • Byzantine Fault Tolerance đảm bảo cho một mạng máy tính phân tán hoạt động như mong muốn và đạt được sự đồng thuận chính xác, tức là hệ thống BFT vẫn có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi một số nút bị lỗi hoặc thực hiện hành động gây hại.
  • BFT được thêm vào cơ chế DPoS để cho phép các Producers tham gia tất cả các block, miễn là họ không "sign" 2 blocks cùng 1 lúc hoặc không cùng block height.
  • Với mô hình này, EOS Blockchain có thể đạt được sự đồng thuận trong vòng 1 giây.

Đội ngũ dự án, nhà đầu tư, đối tác

Đội ngũ dự án

Nhà đầu tư

EOSIO không công bố những quỹ đầu tư cụ thể. Đa số số tiền huy động được để phát triển EOSIO đều thông qua ICO từ năm 2017-2018.

Đối tác

Hiện tại, EOSIO đang có xu hướng trở thành quỹ đầu tư hơn việc tập trung phát triển mạng lưới sản phẩm. Chính vì thế Partner của EOSIO không phải là các dự án phát triển trong lĩnh vực crypto.

Xét về EOS VC - Quỹ đầu tư của EOSIO và Block.one, họ đã đầu tư hơn 110 dự án hoạt động trong đa dạng lĩnh vực. Trong đó có một số dự án nổi bật như StockX, Forte, Polymath, ZKSystem,...

Có nên đầu tư EOS coin không?

Dựa trên model về token economics của EOS Blockchain mình đã nhắc ở trên, ta có nhu cầu mua vào và bán ra như sau:

Nhu cầu mua

Nhu cầu mua vào đồng EOS coin gồm có:

  • Những người muốn trở thành block producers. Họ phải mua để staking trong cơ chế đồng thuận DPoS.
  • Các Voter muốn bầu cử cho block producers. Họ phải mua để voting.
  • Một số dự án ICO, IEO trên nền tảng của EOS muốn gọi vốn. Việc này yêu cầu người mua phải sở hữu EOS để được tham gia ICO, IEO đó.

Với Model này thì nhu cầu mua vào tăng khi mà lượng block producers thay mới liên tục, voter nhiều hơn, hoặc lượng dự án ICO gọi vốn bằng đồng EOS coin càng nhiều hơn. Anh em nên tự đánh giá về các nhu cầu này.

Nhu cầu bán

Nhu cầu bán của đồng EOS coin gồm có:

  • Bán ra từ các block producers khi họ nhận được block rewards. Tức là với các ứng dụng Dapp càng nhiều người sử dụng, càng nhiều giao dịch cần xử lý thì lượng block rewards này càng nhiều thêm. Nhu cầu bán ra càng tăng.
  • Bán ra khi producers un-stake coin.
  • Bán ra từ các dự án đã gọi vốn bằng đồng EOS coin này.

Như vậy là mình đã cung cấp cho các bạn thông tin về EOS. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bạn. Xin cảm ơn.

Đăng nhận xét

Tin liên quan